Thuế tối thiểu toàn cầu - Việt Nam nên hay không nên áp dụng

19/04/2023

Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận giữa các nước G7 với sự tham gia của 136 nước (gồm Việt Nam) đồng thuận vào tháng 06/2021 để chống việc các tập đoàn đa quốc gia né thuế, dự kiến sẽ áp dụng năm 2024. Thuế tối thiểu toàn cầu đang là chủ đề được cộng đồng doanh nghiệp FDI, đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia quy mô lớn tại Việt Nam, quan tâm.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Thuế tối thiểu toàn cầu - Việt Nam nên hay không nên áp dụng

Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận giữa các nước G7 với sự tham gia của 136 nước (gồm Việt Nam) đồng thuận vào tháng 06/2021 để chống việc các tập đoàn đa quốc gia né thuế, dự kiến sẽ áp dụng năm 2024. Thuế tối thiểu toàn cầu đang là chủ đề được cộng đồng doanh nghiệp FDI, đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia quy mô lớn tại Việt Nam, quan tâm.

Mức tối thiểu được áp dụng là 15%, với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu euro (tương đương 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất. Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU sẽ đánh thuế vào năm sau. Việt Nam cũng dự kiến áp dụng mức thuế 15%.

Trước chính sách mới, không chỉ phía doanh nghiệp, những nhà làm chính sách cũng đau đầu.

Bộ Tài chính đã có báo cáo Chính phủ về chính sách thuế này tác động tới Việt Nam. Tuy nhiên, tại thông báo kết luận cuộc họp thuế tối thiểu toàn cầu, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá báo cáo của Bộ Tài chính chưa phân tích kỹ tác động, đặc biệt là tác động bất lợi với nhà đầu tư đã được cam kết ưu đãi, nếu Việt Nam áp thuế này.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) Đặng Ngọc Minh cho biết, tới đây sẽ ban hành các quy định, quy chế về khấu trừ thuế tại nguồn tại Việt Nam. Còn về trung hạn, Bộ sẽ kiến nghị sửa đổi các ưu đãi thuế bảo vệ nguồn thu trong nước; ban hành thuế tối thiểu 15%; ban hành ưu đãi thuế theo hướng hỗ trợ các chi phí đầu tư, đào tạo lao động; hỗ trợ cho tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường.

Thuế suất tối thiểu toàn cầu là chính sách phát sinh từ bên ngoài có ảnh hưởng nhiều mặt đến Việt Nam với tư cách là một quốc gia thu hút, tiếp nhận đầu tư. Vì thế, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá toàn diện tác động thuế này tới ngân sách, nhà đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lập Tổ công tác liên ngành về vấn đề này. Trả lời cộng đồng doanh nghiệp hôm 19/3, ông nói Chính phủ Việt Nam đang tham khảo kinh nghiệm các nước để sớm có chính sách phù hợp, có thể ban hành ngay trong 2023.

thue-toi-thieu-toan-cau

Nhiều năm qua, thu hút FDI bằng cuộc đua ưu đãi thuế đã phổ biến trong khối ASEAN.

Theo số liệu của Ban Kinh tế Trung ương, khối FDI góp 20,13% GDP, chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu, khoảng 50% sản lượng công nghiệp. Việc áp thuế tối thiểu toàn cầu có thể làm giảm cạnh tranh trong thu hút đầu tư của Việt Nam.

Các nước nhập khẩu nhiều vốn trong ASEAN cũng đang rốt ráo nghiên cứu chính sách mới để thích nghi với "thuế tối thiểu toàn cầu". Singapore dự kiến thực hiện thuế bổ sung nội địa để điều chỉnh chế độ thuế doanh nghiệp, dự kiến áp dụng từ đầu 2025.

Một số hiệp hội doanh nghiệp bày tỏ, dù bị ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu, đây vẫn là xu thế không cưỡng lại. Việt Nam có thể tìm cách thu hút đầu tư bằng cách tiếp tục cắt giảm phí, chi phí, thủ tục hành chính.

Đại diện Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) cho biết, chi phí hành chính ở Việt Nam cao, do đó, nếu giảm được cũng là khoản tiết kiệm cho doanh nghiệp. Việt Nam cũng nên có những ưu đãi cho các dự án điện tái tạo, năng lượng sạch, vì đây là những chính sách vừa có thể làm được, vừa giúp đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, vừa giúp thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Amcham cũng khuyến nghị Việt Nam hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực toàn cầu nhằm tích hợp với chính sách thuế mới.

Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) Hà Nội, nói: "Chỉ 24% doanh nghiệp Nhật thấy các chính sách ưu đãi về thuế hấp dẫn". Tỷ lệ này cũng tương tự kết quả điều tra của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) với mức 28%. Ông đề xuất Chính phủ Việt Nam chú trọng ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp FDI nhỏ và vừa (đối tượng không chịu thuế tối thiểu toàn cầu) thay vì chỉ tập trung vào doanh nghiệp lớn.

Một số hiệp hội doanh nghiệp bày tỏ, dù bị ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu, đây vẫn là xu thế không cưỡng lại. Việt Nam có thể tìm cách thu hút đầu tư bằng cách tiếp tục cắt giảm phí, chi phí, thủ tục hành chính.

(Nguồn: VnExpress)

--
Oristar - Cung cấp kim loại hàng đầu khu vực Châu Á;
Các dòng sản phẩm chính: Đồng, Nhôm, Thép;
Các mã sản phẩm chính Oristar đang cung cấp: nhôm hợp kim, đồng hợp kim, nhôm tấm hợp kim, nhôm cuộn mác, thép công cụ, thép đặt biệt: A5052, A6061, A7075, C1100, C2680, C3604, SUS303, SUS304, SKD11, SKD61,...
Quý Khách hàng cần tư vấn về sản phẩm vui lòng liên hệ:
Hotline: 098 875 06 86
Email: info@oristar.vn
Zalo OA
Website E-commerce
Official Website

 

Bài viết tương tự