Tổng Giám đốc nhà máy Intel Products Vietnam cho rằng tự chủ chip là giấc mơ lớn và đúng đắn nhưng trước mắt nên tránh đặt mục tiêu quá lớn.
Tổng Giám đốc nhà máy Intel Products Vietnam cho rằng tự chủ chip là giấc mơ lớn và đúng đắn nhưng trước mắt nên tránh đặt mục tiêu quá lớn.
Ông Cho Hyun Joon, Chủ tịch Hyosung - tập đoàn dẫn đầu Hàn Quốc về sản xuất máy biến áp điện, nói không chỉ muốn mở rộng quy mô mà còn muốn Việt Nam là cơ sở để phát triển bền vững.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong quý II, đà tăng của giá nguyên vật liệu cho ngành sản xuất thép có thể sẽ chững lại, góp phần ổn định giá thép sau khi liên tục tăng kể từ đầu năm cho đến nay.
Chủ tịch Kocham đánh giá, quý I/2023, Việt Nam đã chứng kiến Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng ở mức 3,32%, có phần không như kỳ vọng và đầu tư nước ngoài đã giảm mạnh.
Đặc biệt, tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất - lĩnh vực mà các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất cũng đã giảm mạnh, cho thấy các doanh nghiệp đang đối mặt với muôn vàn khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô đầu tư nước ngoài quý I đạt 5,44 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ tương đương 50% tổng mức đầu tư cùng thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID năm 2019. Tuy nhiên, về số lượng dự án đã tăng 13,5% đạt 1.459 dự án cho thấy đa phần các dự án đầu tư mới đều là các dự án có quy mô nhỏ.
Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2023 lên mức tăng trưởng 2,3%, so với dự báo tăng trưởng 1% được đưa ra vào tháng 10/2022 khi tâm lý thị trường ảm đạm hơn. Sản xuất dự kiến dẫn đầu sự phục hồi, nhưng lãi suất cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu thép.
Về dài hạn, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 240kg/đầu người hiện nay lên mức 290kg/đầu người vào năm 2030. Nhu cầu thép sẽ tập trung nhiều vào hợp kim hoặc thép chất lượng cao.
Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận giữa các nước G7 với sự tham gia của 136 nước (gồm Việt Nam) đồng thuận vào tháng 06/2021 để chống việc các tập đoàn đa quốc gia né thuế, dự kiến sẽ áp dụng năm 2024. Thuế tối thiểu toàn cầu đang là chủ đề được cộng đồng doanh nghiệp FDI, đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia quy mô lớn tại Việt Nam, quan tâm.