Samsung xác định Việt Nam là 'cứ điểm sản xuất toàn cầu

25/04/2023

Lãnh đạo Tập đoàn Samsung cho biết, hãng coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu và muốn đưa nơi đây thành 'trung tâm của các trung tâm' nghiên cứu và phát triển.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Samsung xác định Việt Nam là 'cứ điểm sản xuất toàn cầu

Lãnh đạo Tập đoàn Samsung cho biết, hãng coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu và muốn đưa nơi đây thành 'trung tâm của các trung tâm' nghiên cứu và phát triển.
Nhận định này được ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung, nêu khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều nay.
Ông Park cho biết hãng đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh và đặt mục tiêu phát triển mạnh hơn nữa mảng nghiên cứu phát triển (R&D) tại Việt Nam.
Cuối năm ngoái, Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội đã vận hành, đưa ra giải pháp đào tạo nhân lực để có nhiều hơn nữa người Việt tham gia đội ngũ lãnh đạo của hãng ở Việt Nam. Hiện có hơn 2.000 kỹ sư đang làm việc tại trung tâm này, góp phần phát triển công nghiệp, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chuỗi cung ứng sản xuất.
 
 
Số nhà cung cấp cấp 1 và 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung đã tăng 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào 2014 lên 257 vào cuối năm 2022.
Ngoài ra, ông Park Hark Kyu đề xuất với Thủ tướng một số nội dung về khuyến khích sử dụng các sản phẩm "made in Vietnam", các vấn đề liên quan tới thuế tối thiểu toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hoạt động kinh doanh của Samsung tại Việt Nam, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng, phát triển công nghệ hỗ trợ và tạo việc làm cho hàng triệu lao động.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã lập tổ công tác đặc biệt phân tích, đánh giá kỹ tác động để có giải pháp phù hợp và tạo điều kiện đầu tư cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Samsung, trên cơ sở "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Năm 2022, lợi nhuận của các nhà máy của Samsung tại Việt Nam khoảng 4,6 tỷ USD, góp 30% vào tổng doanh thu của tập đoàn mẹ. Samsung đã đầu tư 18 tỷ USD vào Việt Nam và đang có kế hoạch nâng lên thành 20 tỷ USD.
 
(Nguồn: VnExpress)
Bài viết tương tự
25/04/2023
Điện tử LG, LG Display, LG Innotek đang mở rộng đầu tư biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về ô tô điện, thiết bị điện tử và gia dụng

Chủ tịch Kocham đánh giá, quý I/2023, Việt Nam đã chứng kiến Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng ở mức 3,32%, có phần không như kỳ vọng và đầu tư nước ngoài đã giảm mạnh.
Đặc biệt, tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất - lĩnh vực mà các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất cũng đã giảm mạnh, cho thấy các doanh nghiệp đang đối mặt với muôn vàn khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô đầu tư nước ngoài quý I đạt 5,44 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ tương đương 50% tổng mức đầu tư cùng thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID năm 2019. Tuy nhiên, về số lượng dự án đã tăng 13,5% đạt 1.459 dự án cho thấy đa phần các dự án đầu tư mới đều là các dự án có quy mô nhỏ.