Ông Trump: Mỹ muốn sản xuất chip, không phải giày dép, quần áo

26/05/2025

Tổng thống Mỹ cho biết nước này hướng tới sản xuất những thứ lớn như thiết bị quân sự và đồ công nghệ, thay vì giày thể thao và áo phông.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Trả lời báo giới trước khi lên chuyên cơ Không lực Một đến New Jersey, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đồng tình với bình luận ngày 29/4 của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, rằng Mỹ không nhất thiết cần "một ngành dệt may bùng nổ".

"Chúng tôi không hướng tới sản xuất giày thể thao và áo phông. Chúng tôi muốn sản xuất thiết bị quân sự, những thứ lớn lao như AI và máy tính", Trump nói.

Tổng thống Mỹ sau đó giải thích các sản phẩm dệt may như áo, tất có thể được làm rất tốt ở những nơi khác. Trong khi đó, Mỹ hướng tới "sản xuất chip, máy tính và nhiều thứ khác như xe tăng, tàu thủy".

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 24/4. Ảnh: AFP

Ngày 29/4, sau khi giải thích về tham vọng thúc đẩy sản xuất nội địa của Tổng thống, Bessent đã bị Hội đồng Dệt may Quốc gia chỉ trích khi cho biết ông Trump quan tâm đến "những công việc của tương lai, chứ không phải những công việc của quá khứ". Hội đồng này nói rằng họ ủng hộ chính quyền Trump trong tất cả chính sách thương mại, nhấn mạnh ngành dệt may hiện sản xuất hơn 8.000 sản phẩm phục vụ quân đội và tạo việc làm cho hơn 470.000 lao động trong năm ngoái. Vì thế, họ không muốn bị bỏ qua như vậy.

Vài tháng qua, ông Trump gây chao đảo thế giới bằng các chính sách thương mại chưa từng có tiền lệ. Ngoài mục đích tăng thu ngân sách, chính quyền Trump khẳng định loạt thuế nhập khẩu mới có thể hồi sinh ngành sản xuất Mỹ, vốn đã suy giảm hàng thập kỷ qua.

Đến nay, ông đã áp thuế riêng 25% với ôtô, nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ. Hầu hết quốc gia chịu thuế 10% khi xuất khẩu sản phẩm sang đây, riêng Trung Quốc là 30%. Tuần trước, Tổng thống Mỹ dọa nâng thuế với Liên minh châu Âu EU lên 50%, đồng thời cảnh báo iPhone bán tại Mỹ sẽ bị áp thuế 25% nếu sản xuất ở nước ngoài.

Đến nay, giới phân tích vẫn ngờ vực khả năng Tổng thống vực dậy được ngành sản xuất trong nước. Việc đưa nhà máy về Mỹ sẽ vấp phải nhiều rào cản như chi phí nhân công, nguyên liệu, cơ sở vật chất và cả kỹ năng lao động có thể đã lỗi thời trong ngành sản xuất hiện đại. Ví dụ, giá iPhone có thể tăng gấp 3 hiện tại, lên 3.500 USD một chiếc.

(Nguồn: Vnexpress)

--
Oristar - Cung cấp kim loại hàng đầu khu vực Châu Á;
Các dòng sản phẩm chính: Đồng, Nhôm, Thép;
Các mã sản phẩm chính Oristar đang cung cấp: nhôm hợp kim, đồng hợp kim, nhôm tấm hợp kim, nhôm cuộn mác, thép công cụ, thép đặt biệt: A5052, A6061, A7075, C1100, C2680, C3604, SUS303, SUS304, SKD11, SKD61,...
Quý Khách hàng cần tư vấn về sản phẩm vui lòng liên hệ:
Hotline: 0988 750 686
Email: info@oristar.vn
Zalo OA
Website E-commerce
Official Website

Bài viết tương tự
06/06/2025
Thuế Quan Thời Ông Trump: Chìa Khóa Giúp Mỹ Giảm Thâm Hụt Thương Mại 2.800 Tỷ USD – Bài Học Chiến Lược Cho Ngành Kim Loại Màu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, chính sách thương mại của các cường quốc có thể tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất – xuất khẩu. Một trong những ví dụ điển hình là việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan mạnh tay với hàng hóa Trung Quốc, điều này đã góp phần giảm thâm hụt thương mại Mỹ tới 2.800 tỷ USD chỉ trong 4 năm. Câu chuyện này mang đến nhiều góc nhìn chiến lược cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ngành kim loại màu – lĩnh vực có sự phụ thuộc lớn vào thương mại quốc tế.