Điện tử LG, LG Display, LG Innotek đang mở rộng đầu tư biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về ô tô điện, thiết bị điện tử và gia dụng

25/04/2023

Chủ tịch Kocham đánh giá, quý I/2023, Việt Nam đã chứng kiến Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng ở mức 3,32%, có phần không như kỳ vọng và đầu tư nước ngoài đã giảm mạnh.
Đặc biệt, tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất - lĩnh vực mà các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất cũng đã giảm mạnh, cho thấy các doanh nghiệp đang đối mặt với muôn vàn khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô đầu tư nước ngoài quý I đạt 5,44 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ tương đương 50% tổng mức đầu tư cùng thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID năm 2019. Tuy nhiên, về số lượng dự án đã tăng 13,5% đạt 1.459 dự án cho thấy đa phần các dự án đầu tư mới đều là các dự án có quy mô nhỏ.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Điện tử LG, LG Display, LG Innotek đang mở rộng đầu tư biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về ô tô điện, thiết bị điện tử và gia dụng

Thông tin này được ông ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho biết tại Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hong Sun, Chủ tịch Kocham đánh giá, quý I/2023, Việt Nam đã chứng kiến Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng ở mức 3,32%, có phần không như kỳ vọng và đầu tư nước ngoài đã giảm mạnh.
Đặc biệt, tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất - lĩnh vực mà các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất cũng đã giảm mạnh, cho thấy các doanh nghiệp đang đối mặt với muôn vàn khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô đầu tư nước ngoài quý I đạt 5,44 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ tương đương 50% tổng mức đầu tư cùng thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID năm 2019. Tuy nhiên, về số lượng dự án đã tăng 13,5% đạt 1.459 dự án cho thấy đa phần các dự án đầu tư mới đều là các dự án có quy mô nhỏ.
Đáng tiếc là tổng quy mô đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam quý I chỉ đạt 474 triệu USD, tương đương 70,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng dự án cũng giảm 9,1% so với cùng kỳ xuống còn 344, đưa Hàn Quốc, nhà đầu tư số một tại Việt Nam, xuống vị trí thứ tư, mức thấp nhất kể từ năm 2008. Cho thấy cơ cấu thương mại tập trung vào một số mặt hàng cụ thể rất nhạy cảm với những biến động kinh tế.
Tuy nhiên, từ sau khi kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, có thể thấy rõ ràng rằng Chính phủ cũng như rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác hợp tác tốt nhất của mình.
Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đang đa dạng hóa cơ cấu đầu tư từ sản xuất chế tạo sang công nghiệp dịch vụ, gần đây đã tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành công nghệ cao, vốn trước đây chỉ tập trung vào các ngành thâm dụng lao động nên chúng ta có thể kỳ vọng vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh và các cơ hội đầu tư mới sẽ tiếp tục tăng lên.
Hiện nay, có khoảng 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam và thương mại giữa hai nước năm ngoái đã tăng 175 lần trong 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 và kim ngạch thương mại năm 2022 đạt mức cao nhất trong lịch sử là 87,7 tỷ USD.
 
 
'Trong bối cảnh các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam sử dụng khoảng 700.000 lao động và đóng góp một phần rất lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi biết rằng Chính phủ Việt Nam cũng rất lo ngại về việc các công ty Hàn Quốc sẽ cắt giảm đầu tư' - ông Hong Sun đánh giá.
Chủ tịch Kocham bày tỏ vui mừng khi Chính phủ Việt Nam đang cho thấy những nỗ lực tích cực để thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp FDI, cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài bằng các biện pháp như: ban hành "Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030" ngày 28/3/2023 vừa qua.
Ông cho biết tin rằng nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi và nếu các chính sách chủ đạo của Chính phủ bắt đầu phát huy hiệu quả thì đầu tư nước ngoài cũng sẽ dần tăng trở lại.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đang cân nhắc việc tăng vốn đầu tư và đầu tư mới nếu như môi trường đầu tư tiếp tục ổn định. Đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao và các công ty tài chính, năng lượng. Để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp công nghệ cao vào Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng doanh nhân nước ngoài cần cảm thấy sự cải thiện về thủ tục hành chính đơn giản hơn, hiệu quả hơn, ưu đãi của Chính phủ rộng hơn… thì nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn hơn khi đầu tư vào Việt Nam.
Chủ tịch Kocham tiết lộ, sắp tới sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Đơn cử như: Công ty Điện tử Samsung – doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam – cũng đã đầu tư thêm 20 tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất, hoàn tất xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm nghiên cứu R&D quy mô lớn nhất Đông Nam Á từ cuối năm ngoái. Các công ty như Điện tử LG, LG Display, LG Innotek hiện đang mở rộng đầu tư để phát triển thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về điện ô tô, thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng.
'Hiện nay chúng tôi có tiếp nhận được một số kiến nghị của các doanh nghiệp Hàn Quốc mới vào đầu tư tại Việt Nam về một số khó khăn liên quan đến cơ chế cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài và phê duyệt hạ tầng phòng cháy chữa cháy,... Tôi tin rằng nếu Chính phủ quan tâm và nỗ lực tháo gỡ những khó khăn của các doanh nghiệp FDI để các doanh nghiệp này có thể mở rộng kinh doanh ổn định tại Việt Nam, thì doanh nghiệp sẽ có thể gạt bỏ những lo lắng và tin tưởng đầu tư nhiều hơn nữa' - ông Hong Sun đề xuất.
 
(Nguồn: Cafebiz)

--
Oristar - Cung cấp kim loại hàng đầu khu vực Châu Á;
Các dòng sản phẩm chính: Đồng, Nhôm, Thép;
Các mã sản phẩm chính Oristar đang cung cấp: nhôm hợp kim, đồng hợp kim, nhôm tấm hợp kim, nhôm cuộn mác, thép công cụ, thép đặt biệt: A5052, A6061, A7075, C1100, C2680, C3604, SUS303, SUS304, SKD11, SKD61,...
Quý Khách hàng cần tư vấn về sản phẩm vui lòng liên hệ:
Hotline: 098 875 06 86
Email: info@oristar.vn
Zalo OA
Website E-commerce
Official Website

 

Bài viết tương tự